Báo cáo: Sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường ví điện tử tại Việt nam

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhộn nhịp sau đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng. Điều này cũng khiến cho các hình thức thanh toán qua ví điện tử trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các ông vua trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam. Tuy nhiên, sân chơi ví điện tử càng nhộn nhịp và sôi động bao nhiêu thì đồng thời cũng mở ra sự cạnh tranh khốc liệt bấy nhiêu.

Đó cũng chính là lý do khiến Decision Lab quyết định thực hiện một cuộc nghiên cứu nhằm khám phá nhu cầu và thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với thị trường ví điện tử.

Bối cảnh thành công của ví điện tử

Hiện nay, tại Việt Nam, theo thống kê thì có tới hơn 40 Ví điện tử, tăng 800% so với giai đoạn mới phát triển cách đây 6 năm (chỉ có 5 ví điện tử). Đối với các nhà cung cấp ví điện tử, xét về ý tưởng và nhu cầu là có, tuy nhiên, công thức thành công thì vẫn đang được thực hiện. Một số ví điện tử tận dụng lợi thế của những doanh nghiệp đi trước bằng cách trở thành đối tác độc quyền của các siêu ứng dụng, trong khi những ví khác lại chuyển sang thu lợi ích từ các tổ chức tài chính hay chia sẻ cơ sở với khách hàng.

Giao hàng nhận tiền mặt từng là phương thức thanh toán phổ biến nhất với người dùng Việt, nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu, nó đã có xu hướng giảm dần. Thay vào đó, thì các phương thức thanh toán điện tử lại có xu hướng tăng lên vượt trội, người dùng có thói quen sử dụng các ngân hàng trực tuyến (70%) và ví điện tử (59%) nhiều hơn. Có thể thấy rằng ví điện tử đang có tiềm năng phát triển và trong tương lai rất có thể trở thành phương thức thanh toán được ưa chuộng nhiều nhất khi mua hàng trực tuyến.

Khảo sát phương thức thanh toán ví điện tử của khách hàng mua hàng trực tuyến

Khảo sát phương thức thanh toán ví điện tử của khách hàng mua hàng trực tuyến

Ví điện tử ra đời với mục đích chính là hỗ trợ giao dịch và thanh toán trực tuyến, điều này đúng với 2/3 người tiêu dùng Việt Nam. Đáng chú ý là các chương trình khuyến mại là lý do quan trọng thứ hai để sử dụng ví điện tử được ưu ái sử dụng nhiều hơn so với các phương thức thanh toán khác (65%), tiếp theo là do yếu tố sự tiện lợi khi thanh toán hóa đơn (61%). Hiểu được động cơ sử dụng ví điện tử của khách hàng có thể giúp nhà cung cấp cải thiện các tính năng chính để vượt qua các đối thủ cùng ngành.

Khảo sát lí do khiến người dùng chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán qua ví điện tử

Khảo sát lí do khiến người dùng chuyển sang sử dụng phương thức thanh toán qua ví điện tử

Phát hiện của Decision Lab cũng cho thấy tần suất sử dụng ví điện tử của khách hàng Việt Nam là tương đối cao. Trong đó có 35% người dùng sử dụng ví điện tử 3-5 lần một tuần và 30% người dùng sử dụng ví điện tử hàng ngày. Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy có tới 61% khách hàng Việt Nam sử dụng từ hai ví điện tử trở lên.

Việc gia tăng sử dụng ví điện tử có phải chỉ đơn thuần là kết quả của việc giãn cách xã hội? Một phần lí do là vậy, nhưng lí do này chỉ chiếm 6% đối với những người dùng có ý định sử dụng ví điện tử trong tương lai; 37% khách hàng khẳng định họ sẽ tiếp tục sử dụng ví điện tử trong tương lai. Và quan trọng nhất, 57% khách hàng có ý định sử dụng ví điện tử thường xuyên hơn trong 6 tháng tới.

Khảo sát về tần suất sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt

Khảo sát về tần suất sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng Việt

Các nhà cung cấp ví điện tử hàng đầu

Momo, ShopeePay (AirPay) và Zalo Pay là ba ví điện tử phổ biến nhất trên thị trường Việt, dựa trên tỷ lệ thâm nhập. Việc các ví điện tử này khác nhau về bản chất làm cho sự phổ biến của chúng càng trở nên hấp dẫn hơn. Trong khi Momo là một ví điện tử độc lập, ZaloPay và ShopeePay lại hợp tác với các nền tảng đã có tên tuổi  là Zalo và Shopee. Với cái tên quen thuộc nhất trên thị trường, Momo vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường cả về lượng khách hàng đang hoạt động (86%) lẫn số lượng người sử dụng ví điện tử nhiều nhất (56%). Mặc dù ZaloPay phổ biến hơn ShopeePay, nhưng ShopeePay lại được sử dụng nhiều hơn do việc khuyến khích giao dịch và sử dụng giữa những người dùng hiện tại.

Khảo sát thương hiệu ví điện tử được người tiêu dùng ưa chuộng nhất

Khảo sát thương hiệu ví điện tử được người tiêu dùng ưa chuộng nhất

Các yếu tố khác biệt chính giữa các ví điện tử hàng đầu

Là một ví điện tử độc lập, thành công của Momo đến từ việc cung cấp các chức năng chính vượt trội, chẳng hạn như giao dịch nhanh chóng và mạng lưới chấp nhận rộng rãi. Mặt khác, Shopee Pay với vai trò là ví điện tử mua sắm thương mại điện tử được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất vì các chương trình khuyến mãi và thuận tiện trong việc mua hàng trực tuyến. Đối với ZaloPay, chiến lược thâu tóm mạnh mẽ của ví điện tử này bằng cách đưa ra vô số khuyến mại rõ ràng đã có hiệu quả, khi hầu hết người dùng chuyển sang sử dụng ZaloPay vì các dịch vụ thanh toán tiện lợi (nhanh chóng, được chấp nhận tại nhiều nhà bán lẻ) và các chương trình khuyến mãi. Đối với ViettelPay, uy tín thương hiệu là yếu tố quan trọng nhất để áp dụng.

Điểm nổi bật của các ví điện tử phổ biến hiện nay: ShopeePay, VietelPay, ZaloPay và Momo

Điểm nổi bật của các ví điện tử phổ biến hiện nay: ShopeePay, VietelPay, ZaloPay và Momo

Cho đến nay, dường như rất khó để ví điện tử tạo nên sự khác biệt ngoài việc giao dịch tiền dễ dàng, thanh toán hóa đơn tiện lợi và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều người sử dụng ví điện tử mở ra những mong đợi về nhu cầu của khách hàng sẽ phát triển vượt ra ngoài các tính năng cơ bản. Điều đó cũng có nghĩa là khi ngày càng có nhiều nhà cung cấp ví điện tử tham gia, thì chìa khóa thành công nằm ở khả năng của các nhà cung cấp trong việc xác định và giải quyết nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Thanh Thanh – MarketingAI

Theo Decision Lab

Chúc Anh Chị ngày vui!

X