8 ‘ông lớn’ đa quốc gia công bố kế hoạch chọn nhà cung cấp Việt Nam

Tám tập đoàn đa quốc gia gồm Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electric, Panasonic và Toyota sẽ có chương trình hỗ trợ, đào tạo 45 doanh nghiệp Việt Nam để có cơ hội trở thành nhà cung cấp cho họ.

8 'ông lớn' đa quốc gia công bố kế hoạch chọn nhà cung cấp Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt có cơ hội trở thành nhà cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia như GE.

Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) – thành viên của nhóm Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp với Cục Công nghiệp Việt Nam (Bộ Công thương) vừa khởi động chương trình mới giúp các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung cấp cho các công ty đa quốc gia (MNE), đồng thời cho phép các nhà cung cấp hiện tại mở rộng hoạt động kinh doanh và nâng cao giá trị gia tăng.

Chương trình này sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2 năm nhằm giúp đỡ các nhà cung cấp trong nước đáp ứng được yêu cầu của các MNE về chất lượng, giá thành, và giao hàng, cũng như các yêu cầu khác thông qua chuỗi giá trị trong các ngành mục tiêu. Sau đó, các doanh nghiệp này sẽ được kết nối với các MNE để tìm kiếm cơ hội cung ứng trong tương lai.

Đặc biệt, chương trình sẽ phối hợp với 8 MNE trong các ngành ô tô, điện tử, năng lượng và hàng gia dụng bao gồm: Bosch, Canon, Datalogic, Denso, Ford, General Electric, Panasonic và Toyota. Các MNE được mời tham gia đều thể hiện mối quan tâm của họ về phát triển nguồn cung trong nước và khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh.

“Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác với các nhà cung cấp trong nước có khả năng cạnh tranh với những nhà cung cấp đến từ các quốc gia khác. Chúng tôi hy vọng chương trình này sẽ giúp phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh lâu dài với các đối tác tiềm năng và cải thiện nguồn cung ứng trong nước”, ông Yamamoto Masahiro, giám đốc kế hoạch chiến lược, Panasonic Việt Nam chia sẻ.

Được biết chương trình này có cách tiếp cận mang tính thị trường, hướng đến nhu cầu của các MNE đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam được lựa chọn là những doanh nghiệp có tiềm năng tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI và phải trải qua các vòng tuyển chọn mang tính cạnh tranh cao.

Cụ thể, 45 doanh nghiệp trong nước đã được lựa chọn tham gia chương trình theo sự giới thiệu của các MNE tham gia chương trình cũng như các tổ chức, hiệp hội ngành nghề. Trong tuần tới, các doanh nghiệp này sẽ được đánh giá hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh lần 1.

Sáu tháng tiếp theo sẽ được xem là giai đoạn lấy đà cho các doanh nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, gặp gỡ người mua cũng như kết nối kinh doanh.

Vào đầu năm 2019, các doanh nghiệp này sẽ trải qua quá trình đánh giá hoạt động kinh doanh lần thứ hai; đây là cơ sở để chọn ra 25 doanh nghiệp nhận được hỗ trợ dài hạn hơn với các cố vấn riêng tùy thuộc vào đặc thù mỗi doanh nghiệp. Các nhóm cố vấn còn đóng vai trò quan trọng là kết nối các nhà cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI có nhu cầu.

Để có thể cạnh tranh và nhận hỗ trợ, các doanh nghiệp phải có chiến lược cạnh tranh và hệ thống quản lý rõ ràng; có quy trình giới thiệu và quản lý sản phẩm; quản lý chuỗi cung ứng dựa trên yếu tố công nghệ.

Bà Phạm Liên Anh, cán bộ cấp cao của nhóm Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết, chương trình này mang lại nguồn lợi cho tất cả các bên. Cụ thể, đối với các MNE có tỷ lệ mua ngoài lớn, việc có được các nhà cung cấp có đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu sẽ giúp cắt giảm tổng chi phí.

Trong khi đó, cácdoanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được cơ hội kinh doanh với MNE, dịchchuyển chuỗi giá trị và đủ năng lực cạnh tranh toàn cầu để có thể tiếp cận vớinhững cơ hội lớn hơn. Chính những điều này sẽ góp phần lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo ông Hồ Viết Tâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP dụng cụ cơ khí xuất khẩu (EMTC – Mê Linh, Hà Nội), chương trình phát triển nhà cung cấp Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có cơ hội vươn lên, kết nối và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cung ứng cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, các công ty đa quốc gia đã triển khai nhiều dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, đem lại cơ hội mở rộng nguồn cung ứng trong nước cho các công ty này. Tuy nhiên, một trong các trở ngại là Việt Nam hiện còn thiếu nhà cung cấp đáp ứng được các chuẩn mực toàn cầu cần thiết.

Tám "ông lớn" đa quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia nhập chuỗi cung ứng

Trong khi đó, thực tế những năm qua cho thấy Việt Nam đ ang đối mặt với một thách thức lớn là “hai nền kinh tế trong một quốc gia”; nghĩa là các doanh nghiệp trong nước và các công ty đa quốc gia chưa có sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ mà đang chỉ đi trên hai đường thẳng song song.

Các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) cũng đang có xu hướng tìm đến Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên c

ác chuyên gia đánh giá, tác động lan tỏa và việc tạo ra giá trị gia tăng của các doanh nghiệp FDI còn hạn chế một

phần bởi sự kết nối hời hợt và lỏng lẻo với các nhà cung cấp trong nước.
Do đó, ông Hải nhận định việc nâng cao năng lực và thiết lập môi trường hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp đa quốc gia là một trong những bước đi đầu tiên của các doanh nghiệp trong nước trong việc nâng cao chất lượng và khả năng của mình.

Quỳnh Chi –  The Leader

Chúc Anh Chị ngày vui!

X