Ngành hàng không toàn cầu chìm trong khủng hoảng do quy định cách ly COVID-19 quá ngặt nghèo

Hoạt động đi lại quốc tế chịu ảnh hưởng nặng nề, việc quá thiếu người đi lại bằng đường hàng không khiến cho nhiều hãng hàng không toàn cầu kinh doanh cực kỳ khó khăn.


Hiện tại công dân Mỹ đến Anh sẽ bị buộc phải cách ly trong vòng 14 ngày, và nhìn chung rất khó để đến Liên minh Châu Âu (EU). Nước Mỹ cấm người đến từ Anh và Châu Âu nhập cảnh trừ khi họ là công dân Mỹ hoặc có thẻ cư trú dài hạn tại Mỹ.

Theo Wall Street Journal, sau khoảng thời gian dừng lại hoàn toàn trong những tuần đầu của đại dịch COVID-19, hoạt động đi lại bằng đường hàng không gần đây khá chậm do người dân lo sợ nhiễm COVID-19. Ngoài ra, chính phủ nhiều nước áp dụng biện pháp đóng cửa biên giới hoặc bắt buộc cách ly trong 2 tuần.

Hoạt động đi lại quốc tế chịu ảnh hưởng nặng nề, việc quá thiếu người đi lại bằng đường hàng không khiến cho nhiều hãng hàng không toàn cầu kinh doanh cực kỳ khó khăn.

Chính phủ Mỹ và quan chức ngành hàng không Mỹ có tham gia vào các cuộc đối thoại về tăng cường đi lại bằng đường hàng không có nhắc đến một trở ngại lớn ngăn cản các nhà lãnh đạo nới lỏng quy định đi lại, kể cả có xét nghiệm: Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 quá cao tại Mỹ.


Ảnh: WSJ

Gần đây, tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tại Mỹ và Anh đều cao, nước Mỹ có hơn 56.000 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày thứ Năm tuần qua, theo số liệu của đại học John Hopkins.

Hội đồng An ninh Nhà Trắng đã chấp nhận kế hoạch tăng cường cho phép đi lại giữa Mỹ và Anh trong những tuần tới.

Phát ngôn viên Bộ Giao thông Mỹ nói rằng cơ quan này sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực tăng cường đi lại, đồng thời nhấn mạnh các cuộc đối thoại với các đại diện ngành hàng không cũng như giới chức nhiều nước hiện vẫn đang tiếp diễn.

Việc khôi phục lại hoạt động đi lại và các tuyến kinh doanh cho đến nay vốn rất được các hãng hàng không và chính phủ nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ưu tiên. Nhiều hãng hàng không đã làm việc với chính quyền nhiều bang như Hawaii hay đất nước du lịch như Costa Rica và Jamaica để tăng cường hoạt động xét nghiệm nhằm rút ngắn khoảng thời gian cách ly bắt buộc.

Những nỗ lực ban đầu này đặt nền móng cho việc tăng cường đi lại trong tương lai, lựa chọn xét nghiệm như thế nào tuỳ thuộc vào hãng hàng không, đó có thể là bộ xét nghiệm nhanh tại sân bay hoặc bộ xét nghiệm tại nhà. Hành khách phải trả tiền cho việc xét nghiệm này, chi phí xét nghiệm ước tính khoảng 100USD/người.

Khu vực xét nghiệm COVID-19 tại sân bay

Theo đại diện các hãng hàng không, nhiều nhà điều hành ngành hàng không khẳng định sẽ cần phải có vắc xin COVID-19, hoạt động đi lại quốc tế mới trở về ngưỡng của năm 2019. Hiện tại các hãng hàng không đang bắt buộc hành khách đeo khẩu trang và tăng cường làm sạch các khoang trên máy bay.

Giám đốc điều hành bộ phận hoạt động và hỗ trợ của hãng hàng không United Airlines, ông Aaron McMillan, khẳng định việc có vắc xin vô cùng quan trọng giúp đảm bảo hoạt động đi lại của ngành hàng không.

Cho đến nay, những nỗ lực của các nước và hãng hàng không trong việc nối lại hoạt động đi lại đã rất khác nhau tại các nước. Không chỉ cấm khách Mỹ và khách Châu Âu, nhiều nước vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách bên ngoài. Có những nước đã chấp thuận cho đón khách trở lại, thế nhưng du khách sẽ buộc phải trải qua nhiều nguyên tắc cách ly và hạn chế đi lại khắt khe.

Sẽ cần phải có vắc xin COVID-19 để hoạt động đi lại quốc tế trở về ngưỡng của năm 2019.

Hàng loạt các biện pháp hạn chế cũng như nỗi lo sợ lây nhiễm trên các chuyến bay dài đã khiến cho hoạt động đi lại quốc tế suy giảm xuống mức thấp hơn cả đi lại nội địa, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA). Hoạt động đi lại quốc tế ở thời điểm tháng 8/2020 giảm 88% so với cùng kỳ năm trước.

Từ tháng 7/2020 đến nay, nhà điều hành ngành hàng không đã không ngừng vận động chính phủ các nước sử dụng biện pháp xét nghiệm thay cho cách ly và nhiều biện pháp hạn chế ngặt nghèo khác. Nhiều sân bay tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á đã không ngừng cố gắng tạo ra khung chính sách xét nghiệm chung.

Giờ đây, năng lực xét nghiệm đã cải thiện đáng kể so với khoảng thời gian trước đây. Nước Mỹ có năng lực xét nghiệm tốt hơn khoảng thời gian trước rất nhiều. Trong vòng 7 ngày, nước Mỹ có thể thực hiện 961.000 xét nghiệm, tức tương đương khoảng 30 triệu xét nghiệm/tháng. Bộ Sức khoẻ và Dịch vụ Con người khẳng định ở thời điểm tháng 9/2020, nước Mỹ có thể thực hiện khoảng 90 triệu xét nghiệm.

* Nguồn: BizLive

Chúc Anh Chị ngày vui!

X