XÂY DỰNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Huỳnh Phước Nghĩa - Phó viện trưởng, Viện Đổi Mới Sáng Tạo | UII | - Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam (VMA).

XÂY DỰNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO BÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong doanh nghiệp là hành động biến các ý tưởng thành giải pháp tạo ra những giá trị mới trong kinh doanh và cạnh tranh. Vì vậy, khi mọi kịch bản kinh doanh luôn thay đổi đòi hỏi Doanh nghiệp phải biết đùng “đổi mới sáng tạo” thành tư duy chiến lược. Vấn đề thách thức của Doanh nghiệp hiện nay là làm thể nào để xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo bên trong tổ chức?

Trước hết, năng lực đổi mới sáng tạo đến từ bên trong do bộ phận phát triển sản phẩm, R&D và thậm chí lập thẳng Phòng đổi mới sáng tạo. Nhưng trên thực tế, ĐMST là một hệ thống được tổ chức song hành trong quá trình phát triển của Doanh nghiệp và được thực hiện tất cả nhân viên và nhà quản lý. Bất cứ khi nào ở trong tất cả chuỗi giá trị kinh doanh của Doanh nghiệp đều cần phải đổi mới sáng tạo, khi có “vấn đề” và cần “giải pháp” thì quy trình đổi mới sáng tạo được áp dụng ngay trong mọi hoàn cảnh và chủ động từ bên trong Doanh nghiệp.

Để tổ chức được điều này, đầu tiên Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đổi mới sáng tạo cho kinh doanh, theo đó bất cứ những nhận diện “thách thức” và “cơ hội” đều cần phải “phản ứng” lại bằng giải pháp sáng tạo. Như vậy, trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, cách quản lý rủi ro tốt nhất là nhận diện và đưa ra giải pháp sáng tạo. Cần phải chú ý rằng, chiến lược đổi mới sáng tạo có thể bị thách thức do phản ứng quá chậm/hoặc phải hy sinh hiệu quả kinh tế ngắn hạn. Chiến lược ĐMST cần có thời gian và lộ trình rõ ràng, trong đó ưu tiên nhận diện vấn đề, lộ trình giải quyết và áp dụng các phương pháp. Cuối cùng là đánh giá/kiểm nghiệm và quản trị sự thay đổi trong tổ chức.

Thách thực của năng lực đổi mới sáng tạo trong Doanh nghiệp không phải là công cụ, hay những chỉ tiêu khi thực hiện. Mà vấn đề chính yếu là văn hoá đổi mới sáng tạo có được nuôi dưỡng từ cấp cao nhất đến từng nhân viên trong tổ chức? nhiều Doanh nghiệp nhận diện về vấn đề công cụ/hay thậm chí công nghệ không đúng, thay vào đó chính sự hấp thu đổi mới sáng tạo thành thói quen của nhân viên (thậm chí là cái đạo/triết lý trong hành động) mới là cơ sở thành công. Để thúc đẩy văn hoá đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, thứ nhất là xây dựng tầm nhìn về đổi mới sáng tạo một cách rõ ràng và nhất quán, trong đó chú trọng đào tạo, thúc đẩy và chính sách khen thưởng đúng. Thứ hai là tạo dựng những khuôn mẫu và quy trình làm việc hướng đến đổi mới sáng tạo, trong đó coi trọng vai trò của sự hợp tác, tôn trọng khác biệt và tinh thần phản ứng nhanh. Cuối cùng văn hoá sáng tạo là do năng lực thủ lĩnh của lãnh đạo, người lãnh đạo phải làm gương và hỗ trợ tối đa cho tinh thần này, thậm chí chấp nhận thử và sai trong quá trình đổi mới sáng tạo.

Đổi mới sáng tạo không còn là khát vọng, nó là năng lực của Doanh nghiệp, ngày nay khi mọi yếu tố môi trường kinh doanh đang thay đổi do công nghệ, con người, môi trường sống và những khía cạnh chính trị…đã thúc ép Doanh nghiệp tự tái tạo liên tục sức mạnh kinh doanh trong một thế giới VUCA.

Huỳnh Phước Nghĩa
Phó viện trưởng, Viện Đổi Mới Sáng Tạo | UII |
Phó Chủ tịch Hội Marketing Việt Nam (VMA).

Chúc Anh Chị ngày vui!

X