Các startup Châu Á bất chấp sự hỗn loạn COVID-19 để đạt đến vị thế kỳ lân

Công ty vệ tinh Astroscale của Nhật Bản và Socar của Hàn Quốc đã đánh cược để mở rộng.


Theo Nikkei Asian Review, Người Sáng lập và Giám đốc Điều hành Nobu Okada của công ty khởi nghiệp vệ tinh Astroscale đã chuẩn bị cho một đợt gây quỹ khác hồi đầu năm ngoái khi đại dịch bắt đầu phá vỡ chuỗi cung ứng của công ty.

Sau đó, startup vệ tinh lớn của Anh OneWeb đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở Mỹ sau khi không đảm bảo được nguồn vốn từ SoftBank – người ủng hộ lớn nhất của công ty.

Công ty Astroscale đang chế tạo các vệ tinh có thể làm sạch các mảnh vỡ không gian trên quỹ đạo. Họ đã công bố quan hệ đối tác với OneWeb vào năm 2019. CEO Nobu Okada vốn bị chất vấn bởi các câu hỏi từ các nhà đầu tư và đối tác kinh doanh, đã bắt đầu vạch ra kế hoạch dự phòng.

Tuy nhiên, trong sóng gió, vị CEO Okada cũng tìm thấy cơ hội. Khi các công ty lớn cắt giảm, có ít sự cạnh tranh hơn trong các thương vụ M&A. Các kỹ sư tài năng đã nghỉ việc và thị trường bất động sản mở cửa khi các công ty giới thiệu hình thức làm việc từ xa. Astroscale đã mua tài sản của một công ty cung cấp dịch vụ vệ tinh có trụ sở tại Israel và thuê 60 người. Họ cũng quyết định chuyển đến một trụ sở rộng rãi hơn ở Tokyo.


Khi cơn hoảng loạn ban đầu hạ nhiệt, các nhà đầu tư đã chú ý đến câu chuyện tăng trưởng của Astroscale.

Tháng 10/2020, Astroscale đã huy động 51 triệu USD tài trợ, dẫn đầu bởi công ty đầu tư aSTART của Nhật Bản với trọng tâm là các doanh nghiệp liên quan đến không gian. Theo ước tính, Astroscale được định giá khoảng 700 triệu USD. Điều này đã đưa công ty trở thành kỳ lân – những công ty khởi nghiệp trị giá 1 tỷ USD trở lên.


Giám đốc điều hành Nobu Okada của Astroscale đã mua tài sản của một công ty Israel và chuyển đến một trụ sở rộng rãi hơn ở Tokyo
Ảnh: Nikkei Asian Review

Các quyết định của ông Okada có thể rất quan trọng. Các vòng tài trợ lớn cho các công ty khởi nghiệp do tư nhân tổ chức đã lùi bước ở Châu Á vào năm 2020, khi các công ty cố gắng cắt giảm chi phí thay vì đầu tư nhiều hơn cho tăng trưởng.

Tính đến ngày 25/12, 106 công ty đã tham gia câu lạc bộ kỳ lân toàn cầu trong năm 2020. Theo phân tích dữ liệu của CB Insights, số công ty đã giảm 16 công ty so với hồi năm 2019. Sự sụt giảm chủ yếu là do số lượng kỳ lân mới ở Châu Á giảm, từ 34 xuống còn 20 công ty.

Tại Trung Quốc, quốc gia có số lượng kỳ lân lớn nhất khu vực, con số này đã giảm từ 17 công ty xuống còn 8 công ty. Trong khi đó, Ấn Độ đã xuất hiện 7 kỳ lân mới, giống như năm 2019. Số lượng kỳ lân mới ở Mỹ cũng đã chống lại xu hướng giảm, tăng từ 65 lên 68 công ty.

Các công ty giáo dục trực tuyến Yuanfudao và Zuoyebang, với mức định giá lần lượt vượt qua 1 tỷ USD trong năm 2017 và 2018. Cả 2 công ty này đã huy động thêm hàng tỷ USD vào năm 2020.

Khoảng cách huy động vốn giữa Mỹ và Châu Á cũng cho thấy sự khác biệt về chiều sâu của ngành đầu tư mạo hiểm. Vị Đồng Sáng lập Michael Carter tại công ty khởi nghiệp trò chơi Playco cho biết: Nhật Bản “chưa trưởng thành ở giai đoạn đầu” so với Thung lũng Silicon.


Số lượng kỳ lân mới theo khu vực
Ảnh: CB Insights

Ông Michael Carter nói: “Có những công ty đầu tư mạo hiểm ở Nhật Bản nhưng không có nhiều nhà đầu tư tổ chức như vậy. Vì vậy, nhiều công ty trong số này buộc phải nghĩ đến việc niêm yết cổ phiếu sớm hơn theo cách nhỏ hơn. Rồi sau đó một khi họ niêm yết cổ phiếu, điều đó thực sự hạn chế tham vọng toàn cầu của họ”.

Các công ty bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế có xu hướng thu hẹp quy mô đầu tư mạo hiểm vì nó không phải là một phần kinh doanh cốt lõi của họ.

Đại dịch đã đẩy nhanh việc sử dụng Zoom và các ứng dụng giao tiếp trực tuyến khác, giúp các nhà đầu tư hiểu được mục tiêu là xây dựng các trò chơi có thể dễ dàng chơi với bạn bè từ xa.

Astroscale cũng được hưởng lợi từ sự lạc quan lâu dài đối với ngành công nghiệp vũ trụ thương mại. Công ty vệ tinh truyền thông của Trung Quốc GalaxySpace thông báo về việc huy động số vốn với mức định giá 1,2 tỷ USD hồi tháng 11.

Tuy nhiên, không phải startup nào cũng khởi sắc trong năm ngoái. Công ty chia sẻ xe hơi ở Hàn Quốc Socar đã chứng kiến ​​nhiều bộ phận kinh doanh của mình phải chịu áp lực khi COVID-19 bắt đầu lan rộng ở nước này hồi tháng 2/2020. Triển vọng cho hoạt động kinh doanh chính là cho thuê ô tô mà Socar sở hữu ngày càng không chắc chắn vì mọi người buộc phải ở nhà.


Công ty chia sẻ xe hơi của Hàn Quốc Socar đã chứng kiến ​​nhiều bộ phận kinh doanh của họ phải chịu áp lực khi virus bắt đầu lây lan
Ảnh: Socar

Công ty đang nhắm mục tiêu IPO tại Hàn Quốc vào nửa đầu năm 2022 và gần đây đã chỉ định 2 công ty môi giới địa phương làm bảo lãnh phát hành.

Phùng Mỹ
* Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Chúc Anh Chị ngày vui!

X